I. Lịch sử SEA Games
1. Tăng cường tình hữu nghị, tình đoàn kết và sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nước trong khu vực ASEAN.2. Nâng cao không ngừng thành tích, kỹ thuật, chiến thuật các môn thể thao cho vận động viên để có cơ sở tham gia Đại hội Thể thao Á châu và Olympic.
Thái Lan, Miến Điện (ngày nay là Myanmar), Mã Lai (ngày nay là Malaysia), Lào, Việt Nam Cộng Hòa trước đây và Campuchia (Singapore thêm vào sau đó khi tách ra khỏi Malaysia để trở thành quốc gia độc lập vào ngày 9 tháng 5, 1965) là các nước sáng lập. Ủy ban Liên đoàn SEAP Games được thành lập vào tháng 6 năm 1959 tại Bangkok thủ đô Thái Lan. Các nước sáng lập đã thông qua điều lệ của Liên đoàn và bầu ra Ban chấp hành. Ông Parahát Saruxatiara, Chủ tịch Uỷ ban Olympic Thái Lan, được bầu làm Chủ tịch Liên đoàn Thể thao Đông Nam Á đầu tiên.
SEAP Games đầu tiên được tổ chức tại Bangkok từ 12-17 tháng 12, 1959 với hơn 527 vận động viên và quan chức thể thao đến từ Thái Lan, Miến Điện, Malaysia, Singapore, Việt Nam và Lào tham dự trong 12 môn thể thao.
Tại SEAP Games lần thứ 8 tổ chức vào năm 1975, Liên đoàn SEAP đã xem xét kết nạp thêm Indonesia và Philippines. Hai nước này chính thức được kết nạp năm 1977, cùng năm đó Liên đoàn SEAP đổi tên thành Liên đoàn Thể thao Đông Nam Á (South East Asian Games Federation, SEAGF), và sự kiện thể thao này cũng đổi tên theo thành Đại hội Thể thao Đông Nam Á (SEA Games). Brunei được kết nạp vào SEA Games thứ 10 tại Jakarta, Indonesia, và Đông Timor được kết nạp tại SEA Games thứ 22 tại Hà Nội, Việt Nam.
1, SEAP Games lần thứ nhất (1959)
Đại hội thể thao Bán Đảo Đông Nam Á (khi đó được gọi tắt là SEAP Games) lần đầu tiên được tổ chức từ ngày 12 đến 17 tháng 12 năm 1959 tại Bangkok Thái Lan.
Làng SEAP Games đầu tiên là khu biệt thự Rajuthi - một trường học dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn thuộc Bộ phúc lợi xã hội Thái Lan. Trường này đã là mái nhà chung của 527 Vận động viên và quan chức Thể thao của 6 nước Campuchia, Lào, Myanmar, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.
Tại SEAP Games lần đầu tiên có 12 môn được đưa vào chương trình thi đấu chính thức là: Điền kinh, cầu lông, bóng rổ, quyền anh, xe đạp, bóng đá, bắn súng, bơi, bóng bàn, quần vợt, bóng chuyền và cử tạ. Nước chủ nhà Thái Lan dẫn đầu với 35 HCV, 26 HCB, 16 HCĐ tiếp đến là Miến Điện, Singapore và Việt Nam với 5 HCV, 5 HCB, 5 HCĐ.
Ở môn bóng đá, đội tuyển Miền Nam Việt Nam đã xuất sắc đánh bại Thái Lan 3-1 trong trận chung kết để lên ngôi vô địch.
* Bảng thành tích của các nước tham gia:
1.Thái Lan: 35HCV-26HCB-16HCĐ
2.Myanmar: 11-15-15
3.Malaysia: 8-15-11
4.Singapore: 8-7-18
5.Miền Nam Việt Nam: 5-5-6
6.Lào: 0-0-0
2, SEAP Games lần thứ hai (1961)
SEAP Games lần thứ hai được tổ chức từ 11 đến 16 tháng 12 năm 1961 tại Rangoon, Myanmar với 13 môn thi đấu chính thức.
Ở môn bóng đá, Malaysia là đội vô địch khi thắng Myanmar 2-1 trong trận chung kết. Việt Nam chỉ giành Huy chương đồng.
* Bảng thành tích của các nước tham gia:
1.Myanmar: 35HCV-26HCB-43HCĐ
2.Thái Lan: 21-18-22
3.Malaysia: 16-24-39
4.Miền Nam Việt Nam: 9-5-8
5.Singapore: 4-13-11
6.Cambodia: 1-6-4
7.Lào 0-0-8
3, SEAP Games lần thứ ba (1965)
Theo dự kiến, SEAP Games lần thứ ba sẽ tổ chức tại Campuchia năm 1963 nhưng cuối cùng đã bị hoãn và chuyển sang tổ chức tại Kuala Lumpur, Malaysia từ ngày 14 đến 21 tháng 9 năm 1965 với 14 môn thi đấu chính thức.
Ở môn bóng đá, Việt Nam tiếp tục giành Huy chương đồng, trong trận chung kết, Myanmar và Thái Lan hòa nhau 2-2 và cả hai đội đều được nhận Huy chương vàng.
* Bảng thành tích của các nước tham gia:
1.Thái Lan: 38HCV-33HCB-35HCĐ
2.Malaysia: 33-36-28
3.Singapore: 18-14-16
4.Myanmar: 8-7-18
5.Miền Nam Việt Nam: 5-7-7
6.Lào: 0-0-2
4, SEAP Games lần thứ tư (1967)
SEAP Games lần thứ tư tổ chức từ ngày 9 đến 16 tháng 12 năm 1967 tại Bangkok, Thái Lan. Số môn thi đấu được nâng lên 16 và chủ nhà Thái Lan tỏ ra vượt trội với số HCV gần gấp 2,5 lần so với nước đứng thứ 2 là Malaysia.
Ở môn bóng đá, Việt Nam lọt vào chung kết nhưng đành chấp nhận chiếc Huy chương bạc vì thua Myanmar 1-2. Thái Lan giành Huy chương đồng.
* Bảng thành tích của các nước tham gia:
1.Thái Lan: 77HCV-48HCB-40HCĐ
2.Singapore: 28-31-28
3.Malaysia: 23-29-43
4.Myanmar: 11-26-32
5.Miền Nam Việt Nam: 6-10-17
6.Lào: 0-0-0
5, SEAP Games lần thứ năm (1969)
SEAP Games lần này được tổ chức từ ngày 6 đến 13 tháng 12 năm 1969 tại Rangoon, Myanmar với 15 môn thi đấu chính thức. Như thường lệ, đội chủ nhà luôn chiếm ưu thế trong cuộc đua tranh HCV và Myanmar đã cụ thể hóa ưu thế đó với vị trí nhất toàn đoàn.
Ở môn bóng đá, Myanmar tiếp tục thể hiện sức mạnh bằng chiến thắng 3-0 trước Thái Lan trong trận chung kết. Việt Nam không vượt qua vòng bảng khi thua Malaysia 1-2 và hòa Lào 0-0.
* Bảng thành tích của các nước tham gia:
1.Myanmar: 57HCV-46HCB-46HCĐ
2.Thái Lan: 32-32-45
3.Singapore: 31-39-23
4.Malaysia: 16-24-39
5.Miền Nam Việt Nam: 9-5-8
6.Lào: 0-0-3
6, SEAP Games lần thứ sáu (1971)
Đại hội lần này được tổ chức từ ngày 11 đến 18 tháng 12 năm 1971 tại Kuala Lumpur, Malaysia. Số môn thi đấu vẫn được giữ nguyên như kỳ Đại hội lần 5. Campuchia lần đầu tiên tham gia và thể hiện sức mạnh khi giành tới 17 HCV của Đại hội.
Ở môn bóng đá, lại một lần nữa Myanmar lên ngôi bằng chiến thắng 2-1 trong trận chung kết gặp Malaysia. Việt Nam và Thái Lan giành HCĐ.
* Bảng thành tích của các nước tham gia:
1.Thái Lan: 44HCV-27HCB-38HCB
2.Malaysia: 41-43-55
3.Singapore: 32-33-31
4.Myanmar: 20-28-13
5.Cambodia: 17-18-17
6.Miền Nam Việt Nam: 3-6-9
7.Lào: 0-1-4
7, SEAP Games lần thứ bảy (1973)
Lần đầu tiên SEAP Games được tổ chức tại Singapore từ ngày 1 đến 8 tháng 9 năm 1973. Số môn thi đấu là 16.
Ở môn bóng đá, Việt Nam đã thắng Singapore để vào chung kết nhưng Myanmar mới là đội giành HCV. Malaysia giành HCĐ khi thắng Singapore 3-0.
* Bảng thành tích của các nước tham gia:
1.Thái Lan: 47HCV-25HCB-27HCĐ
2.Singapore: 45-50-45
3.Malaysia: 30-35-50
4.Myanmar: 28-24-15
5.Cambodia: 9-12-30
6.Miền Nam Việt Nam: 2-13-10
7.Lào: 0-5-4
8, SEAP Games lần thứ tám (1975)
Được tổ chức từ ngày 9 đến 16 tháng 12 năm 1975 tại Bangkok, Thái Lan. Số môn thi đấu được tăng lên 18. Đây cũng là kỳ đại hội có ít quốc gia tham dự nhất. Ba nước Đông Dương là Việt Nam, Lào, Campuchia không tham gia do chiến tranh.
Ở môn bóng đá, Malaysia xuất sắc vượt qua Myanmar ở bán kết nhưng lại để thua Thái Lan 1-2 ở chung kết. HCĐ thuộc về Myanmar và Singapore khi hai đội hòa nhau 2-2.
* Bảng thành tích của các nước tham gia:
1.Thái Lan: 80HCV-42HCB-49HCĐ
2.Singapore: 38-33-31
3.Myanmar: 28-35-33
4.Malaysia: 27-49-51
9, SEA Games lần thứ chín (1977)
SEAP Games đổi tên thành SEA Games, kết nạp thêm Brunei, Indonesia và Philippines. Đại hội lần thứ 9 được tổ chức tại Kuala Lumpur, Malaysia từ 19 đến 26 tháng 12 năm 1977 với 18 môn thi. Indonesia trở thành đối thủ khó chịu nhất của Thái Lan khi giành vị trí nhất toàn đoàn trong lần đầu tiên tham dự.
Ở môn bóng đá, Malaysia lần đầu tiên vô địch SEA Games với chiến thắng 2-0 trong trận chung kết gặp Thái Lan. HCĐ thuộc về Myanmar khi Indonesia bỏ cuộc.
* Bảng thành tích của các nước tham gia:
1.Indonesia: 62HCV-41HCB-34HCB
2.Thái Lan: 37-35-33
3.Philippines: 55-55-77
4.Myanmar: 25-42-43
5.Malaysia: 21-17-21
6.Singapore: 14-21-28
7.Brunei: 0-0-3
Lần đầu tiên Indonesia đăng cai một kỳ đại hội. SEA Games lần 10 được tổ chức từ 21 đến 30 tháng 9 năm 1979 tại Jakarta, Indonesia với 16 môn thi đấu.
Ở môn bóng đá, Indonesia lần đầu vào chung kết nhưng để thua Malaysia 0-1.
* Bảng thành tích của các nước tham gia:
1.Indonesia 92HCV-78HCB-52HCĐ
2.Thái Lan 50-46-29
3.Myanmar 26-26-24
4.Philippines 24-31-38
5.Malaysia 19-23-39
6.Singapore 16-20-36
7.Brunei 0-1-0
11, SEA Games lần thứ mười một (1981)
Được tổ chức từ ngày 6 đến 15 tháng 12 năm 1981 tại Manila, Philippines với 18 môn thi.
Ở môn bóng đá, Myanmar sa sút và đó là cơ hội để Thái Lan giành HCV khi thắng Malaysia 2-1 trong trận chung kết, Indonesia giành HCĐ bằng chiến thắng 2-0 trước Singapore.
* Bảng thành tích của các nước tham gia:
1.Indonesia: 85HCV-73HCB-56HCĐ
2.Thái Lan: 62-45-41
3.Philippines: 55-55-77
4.Malaysia: 16-27-31
5.Myanmar: 15-19-27
6.Singapore: 12-26-33
7.Brunei: 0-0-0
12, SEA Games lần thứ mười hai (1983)
Được tổ chức từ ngày 28 tháng 5 đến ngày 6 tháng 6 năm 1983 tại Singapore với 18 môn thi. Campuchia quay lại đại hội sau 4 kỳ vắng mặt.
Ở môn bóng đá, Thái Lan tiếp tục vô địch và đội thua cuộc lần này là Singapore (1-2), HCĐ thuộc về Malaysia khi thắng Brunei 5-0.
* Bảng thành tích của các nước tham gia:
1.Indonesia: 64HCV-67HCB-54HCĐ
2.Philippines: 49-48-53
3.Thái Lan: 49-40-38
4.Singapore: 38-38-58
5.Myanmar: 18-15-17
6.Malaysia: 16-25-40
7.Brunei: 0-1-5
8.Cambodia: 0-0-0
13, SEA Games lần thứ mười ba (1985)
Được tổ chức từ ngày 8 đến 17 tháng 12 năm 1985 tại Bangkok, Thái Lan với 18 môn thi. Được về sân nhà, Thái Lan giành lại ngôi toàn đoàn từ tay Indonesia.
Ở môn bóng đá, Thái Lan thắng Singapore 2-0 trong trận chung kết còn Malaysia thắng Indonesia 1-0 trong trận tranh Huy chương đồng.
* Bảng thành tích của các nước tham gia:
1.Thái Lan: 92HCV-66HCB-59HCĐ
2.Indonesia: 62-73-76
3.Philippines: 43-54-32
4.Malaysia: 26-28-32
5.Singapore: 16-11-23
6.Myanmar: 13-19-34
7.Brunei: 0-0-3
8.Cambodia: 0-0-0
14, SEA Games lần thứ mười bốn (1987)
Được tổ chức tại Jakarta, Indonesia từ ngày 9 đến 20 tháng 9 năm 1987. Số môn thi đấu tăng kỷ lục lên 26 môn thi. Indonesia nhất tuyệt đối với số huy chương vàng gần gấp 3 lần Thái Lan.
Ở môn bóng đá, đội chủ nhà lần đầu tiên vô địch khi vượt qua Malaysia 1-0 trong hiệp phụ. Myanmar dù chỉ cử đội U19 tham dự nhưng cũng lọt vào bán kết, Thái Lan giành HCĐ khi thắng Myanmar 4-0.
* Bảng thành tích của các nước tham gia:
1.Indonesia: 183HCV-136HCB-84HCĐ
2.Thái Lan: 63-57-67
3.Philippines: 59-78-69
4.Malaysia: 35-41-67
5.Singapore: 19-38-64
6.Myanmar: 13-15-21
7.Brunei: 1-5-17
8.Cambodia: 0-1-9
15, SEA Games lần thứ mười lăm (1989)
Được tổ chức tại Kuala Lumpur, Malaysia từ ngày 20 đến 31 tháng 8 năm 1989. Lào và Việt Nam trở lại sau 6 kỳ vắng mặt.
Ở môn bóng đá, đội chủ nhà Malaysia vượt qua Singapore 3-1 trong trận chung kết. Indonesia sau khi hòa Thái Lan 1-1 đã thắng 9-8 trong loạt luân lưu ở trận tranh HCĐ. Việt Nam trở lại với SEA Games nhưng không tham dự môn bóng đá.
* Bảng thành tích của các nước tham gia:
1.Indonesia: 102HCV-78HCB-71HCĐ
2.Malaysia: 67-58-75
3.Thái Lan: 62-63-66
4.Singapore: 32-38-47
5.Philippines: 26-37-64
6.Myanmar: 10-14-20
7.Việt Nam: 3-11-5
8.Brunei: 1-2-4
9.Lào: 0-1-0
16, SEA Games lần thứ mười sáu (1991)
Được tổ chức tại Manila, Philippines từ 24 tháng 11 đến ngày 3 tháng 12 năm 1991 với 24 môn thi đấu. Indonesia chỉ hơn nước chủ nhà đúng 1 HCV để giành ngôi nhất toàn đoàn.
Ở môn bóng đá, Indonesia thắng Thái Lan 4-3 ở loạt luân lưu sau khi hòa 0-0 ở hiệp chính trong trận chung kết. Singapore giành HCĐ bằng chiến thắng 2-0 trước Philippines.
Là giải đấu đầu tiên bóng đá Việt Nam góp mặt tham dự đấu trường khu vực và giai đoạn chuẩn bị khi ấy đã có được dàn cầu thủ hùng hậu nhất. Tuy nhiên, do sự cố vào giờ chót mà Ban huấn luyện đã phải huy động đến 11 cầu thủ để thay cho nhiều trụ cột bất ngờ rời đội vào giờ chót. Lần ấy, HLV Nguyễn Sỹ Hiển đã tiếc nuối: “Nếu không có sự cố ấy, chúng ta chắc chắn có huy chương”. Lần ấy, đội tuyển Việt Nam đã xếp hạng 4/4 ở vòng loại bảng B với các kết quả: Hòa Philippines 2-2, thua Indonesia 0-1 và thua Malaysia 1-2. Cả 3 bàn thắng của đội tuyển Việt Nam đều do công tiền đạo Nguyễn Văn Dũng ghi.
* Bảng thành tích của các nước tham gia:
1.Indonesia: 92HCV-86HCB-67HCĐ
2.Philippines: 91-62-86
3.Thái Lan: 72-80-69
4.Malaysia: 36-38-66
5.Singapore: 18-32-45
6.Myanmar: 12-16-29
7.Việt Nam: 7-12-10
8.Brunei: 0-0-8
9.Lào: 0-0-0
17, SEA Games lần thứ mười bảy (1993)
Được tổ chức tại Singapore từ ngày 12 đến 20 tháng 6 năm 1993. Đại hội lần này có tổng cộng 29 môn thi đấu. Brunei không tham gia kỳ đại hội này.
Ở môn bóng đá, Việt Nam chỉ có trận thắng duy nhất trước Philippines với tỉ số 1-0 do công của Nguyễn Văn Long, thua Indonesia 0-1, thua Singapore 0-2 và không vượt qua được vòng bảng. Kể từ kỳ đại hội lần này, Thái Lan bá chủ khu vực Đông Nam Á ở môn bóng đá. Họ thắng Myanmar 4-3 ở trận chung kết. Singapore thắng Indonesia 3-1 ở trận tranh HCĐ.
* Bảng thành tích của các nước tham gia:
1.Indonesia: 88HCV-81HCB-84HCĐ
2.Thái Lan: 63-70-63
3.Philippines: 57-59-72
4.Singapore: 50-40-74
5.Malaysia: 43-45-65
6.Việt Nam: 9-6-19
7.Myanmar: 8-13-1
8.Lào: 0-1-0
18, SEA Games lần thứ mười tám (1995)
Được tổ chức tại Chiang Mai, Thái Lan từ ngày 9 đến 17 tháng 12 năm 1995 với 28 môn thi. Lần đầu tiên Đại hội thể thao Đông Nam Á có đủ 10 quốc gia tham dự.
Ở môn bóng đá, đội tuyển Việt Nam Đưa đến Thái Lan với đội hình hùng hậu nhất và sau khi gây tiếng vang ở giai đoạn chuẩn bị do HLV người Brazil, Tavares dẫn dắt, HLV Weigang đã tiếp bước khi giúp đội tuyển Việt Nam làm nên kỳ tích là đi thẳng đến trận chung kết. Ở vòng loại bảng A, Việt Nam đã thắng Malaysia 2-0, Campuchia 4-0, Indonesia 1-0 và thua Thái Lan 1-3. Ở trận bán kết gặp Myanmar, khi tỉ số của hiệp phụ đang là 1-1, bàn thắng vàng của Trần Minh Chiến đã đưa đội tuyển Việt Nam gặp lại Thái Lan trong trận tranh Huy chương vàng. Thế nhưng, tập thể với nhiều hảo thủ Hồng Sơn, Huỳnh Đức, Quốc Cường, Công Minh, Minh Chiến, Hoàng Bửu… đã không thể đòi lại món nợ ở vòng loại bảng khi thua Thái Lan 0-4 trong trận chung kết. Singapore giành HCĐ khi thắng Myanmar 1-0.
* Bảng thành tích của các nước tham gia:
1.Thái Lan: 157HCV-98HCB-91HCĐ
2.Indonesia: 77-67-77
3.Philippines: 33-48-62
4.Malaysia: 31-49-69
5.Singapore: 26-27-42
6.Việt Nam: 10-18-24
7.Myanmar: 4-21-37
8.Brunei: 0-2-6
9.Lào: 0-1-6
10.Cambodia: 0-0-2
19, SEA Games lần thứ mười chín (1997)
Được tổ chức tại Jakarta, Indonesia từ 11 đến 19 tháng 10 năm 1997. Số môn thi một lần nữa lại tăng kỷ lục lên 34 môn.
Bóng đá Việt Nam dần khẳng định được vị thế ở tốp đầu trong khu vực khi chỉ xếp sau đội chủ nhà ở vòng loại bảng A. Dù khởi đầu không được tốt khi thua Malaysia 0-1, nhưng sau trận hòa 2-2 với đội chủ nhà Indonesia với cả 2 bàn thắng do công Văn Sỹ Hùng, Việt Nam đã thắng Lào 2-1 và Philippines 3-0 để giành vị trí nhì bảng. Nhưng đến trận bán kết, Việt Nam lại thua Thái Lan 1-2 và đội bóng của HLV A.Riedl rời SEA Games 1997 với bộ huy chương đồng khi thắng Singapore 1-0 với bàn thắng của Nguyễn Phúc Nguyên Chương.
Thái Lan lần thứ 3 liên tiếp vô địch SEA Games với chiến thắng 4-2 trong loạt luân lưu sau khi hòa 1-1 trong hiệp chính trước Indonesia.
* Bảng thành tích của các nước tham gia:
1.Indonesia: 194HCV-101HCB-115HCĐ
2.Thái Lan: 83-97-78
3.Malaysia: 55-68-75
4.Philippines: 43-56-108
5.Việt Nam: 35-48-50
6.Singapore: 30-26-50
7.Myanmar: 8-34-44
8.Brunei: 0-2-8
9.Lào: 0-1-7
10.Cambodia: 0-0-6
20, SEA Games lần thứ hai mươi (1999)
Lần đầu tiên Brunei trở thành chủ nhà của một SEA Games. Giải được tổ chức từ ngày 7 đến 15 tháng 8 năm 1999 với 21 môn thi. Đại hội đã được vua Brunei Haji Hassanal Bolkiah chính thức khai mạc tại Khu liên hợp thể thao quốc gia được đặt theo tên ngài.
Awang Budiman là vật biểu trưng chính thức của SEA Games 1999.
Ở môn bóng đá, Việt Nam sớm gặp lại Thái Lan ở vòng loại bảng A và đây cũng là kỳ SEA Games đầu tiên Việt Nam chia điểm với Thái Lan trong trận hòa 0-0 ở lượt áp chót. Cùng với các kết quả thắng Lào 9-0, Myanmar 2-0 và Philippines 2-0, đội tuyển Việt Nam vào bán kết với vị trí nhì bảng. Trong trận bán kết vào ngày 12-8, bàn thắng duy nhất của Nguyễn Hồng Sơn ở phút 70 đã giúp Việt Nam đánh bại Indonesia. Gặp lại Thái Lan ở trận chung kết, Việt Nam đã không có cơ hội để đòi nợ khi thua 0-2 để chỉ giành được HCB. Indonesia giành HCĐ.
* Bảng thành tích của các nước tham gia:
1.Thái Lan: 65HCV-48HCB-56HCĐ
2.Malaysia: 57-45-42
3.Indonesia: 44-43-58
4.Singapore: 23-28-45
5.Philippines: 19-27-40
6.Việt Nam: 17-20-27
7.Brunei: 4-12-31
8.Myanmar: 3-10-10
9.Lào: 1-0-3
10.Cambodia: 0-0-0
21, SEA Games lần thứ hai mốt (2001)
Được tổ chức tại Kuala Lumpur, Malaysia từ ngày 8 tháng 9 đến ngày 17 tháng 9 năm 2001. Đại hội đã được khai mạc bởi Yang di-Pertuan Agong Sultan Salahuddin Abdul Aziz Shah ibni Almarhum Sultan Hisamuddin Alam Shah Al-Haj (vua Malaysia Sultan Salahuddin) tại Sân vận động quốc gia Bukit Jalil. Ngài đã được Thủ tướng Mahathir bin Mohamad giới thiệu. Đại hội lần này có 32 môn thi đấu.
Si Tumas, một loại sóc, đã được chọn làm con vật biểu trưng của SEA Games 2001.
Ở môn bóng đá, sau 3 kỳ SEA Games đạt thành tích ấn tượng với 2 chuy chương bạc và 1 huy chương đồng, môn bóng đá Việt Nam bắt đầu sa sút dưới triều đại của HLV người Brazil, Silva Dido. Xếp thứ 3 vòng loại bảng A sau khi thua Indonesia 0-1, Malaysia 0-2 và chỉ thắng Brunei 5-1, Á quân của SEA Games 1999 đã trễ hẹn ở vòng bán kết.
SEA Games này cũng là kỳ đầu tiên chỉ dành cho đội U-23 ở môn bóng đá Nam. Đội vô địch tiếp tục là Thái Lan khi thắng Malaysia 1-0 trong trận chung kết, HCĐ thuộc về Myanmar.
* Bảng thành tích của các nước tham gia:
1.Malaysia 111HCV-75HCB-85HCĐ
2.Thái Lan 103-86-89
3.Indonesia 72-74-80
4.Việt Nam 33-35-64
5.Philippines 30-66-67
6.Singapore 22-31-42
7.Myanmar 19-14-53
8.Lào 1-3-7
9.Campuchia 1-1-5
10.Brunei 0-5-6
21, SEA Games lần thứ hai mươi hai (2003)
Được tổ chức tại Việt Nam từ 5 tháng 12 đến 13 tháng 12, 2003. Đây là lần đầu tiên Việt Nam đăng cai SEA Games, Lễ khai mạc SEA Games diễn ra tại sân vận động quốc gia Mỹ Đình ở thủ đô Hà Nội. SEA Games lần thứ 22 có 32 môn thi đấu được tổ chức ở nhiều địa phương của Việt Nam. Trong đó, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm thi đấu chính. Đại hội lần này có thêm quốc gia mới tách ra từ Indonesia là Đông Timor. Việt Nam lần đầu tiên trong lịch sử vươn lên dẫn đầu toàn đoàn.
Biểu trưng của Đại hội lần này là chim lạc - hình ảnh thường thấy trên các mặt trống đồng Đông Sơn được cách điệu qua ba màu sắc: xanh dương tượng trưng cho các môn bơi lội, xanh lá cây tượng trưng cho các môn điền kinh và đỏ thể hiện tinh thần chiến thắng.
Linh vật của Đại hội lần này là Trâu Vàng. Đây là con vật gắn liền với nền văn minh lúa nước ở Việt Nam nói riêng và các nước Đông Nam Á nói chung.
Ca khúc chính thức: Vì một Thế giới ngày mai (tiếng Anh: For the world of tomorrow) do nhạc sĩ Quang Vinh sáng tác.
Lễ khai mạc diễn ra đúng 07 giờ tối ngày 05 tháng 12 năm 2003 tại sân vận động quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội. Có khoảng 4.000 diễn viên chuyên nghiệp và không chuyên của thành phố Hà Nội đã tham gia biểu diễn trong lễ khai mạc. Hầu hết báo chí đều nhận xét về lễ khai mạc bằng một câu "Hoành tráng, ấn tượng, rực rỡ sắc màu". Toàn bộ lễ khai mạc kéo dài trong hai tiếng đồng hồ.
Ở môn bóng đá, rơi vào bảng A được xem là bảng “tử thần” cùng với Thái Lan và Indonesia, nhưng đội tuyển Việt Nam với thế hệ trẻ từ lứa tuổi U23 như Văn Quyến, Công Vinh, Thanh Bình, Quốc Vượng, Tài Em, Hữu Thắng… đã không phụ lòng mong đợi của người hâm mộ với thành tích về nhì bảng A khi hòa Thái Lan 1-1, thắng Indonesia 1-0 và Lào 1-0. Ở trận bán kết, đội đã xuất sắc vượt qua Malaysia với bàn thắng ấn định thắng lợi 4-3 của Thanh Bình ở phút 90. Gặp lại Thái Lan trong trận chung kết, Việt Nam vẫn chưa thể đổi màu huy chương khi một lần nữa về nhì khi thua 1-2. Ở trận tranh HCĐ, sau khi hòa 1-1 trong hiệp chính, Malaysia thắng Myanmar 4-2 ở loạt luân lưu.
* Bảng thành tích của các nước tham gia:
1.Việt Nam: 158HCV-97HCB-91HCĐ
2.Thái Lan: 90-93-98
3.Indonesia: 55-68-98
4.Philippines: 48-54-75
5.Malaysia: 44-42-59
6.Singapore: 30-33-50
7.Myanmar: 16-43-50
8.Lào: 1-5-15
9.Campuchia: 1-5-11
10.Brunei: 1-1-8
11.Đông Timor: 0-0-0
22, SEA Games lần thứ hai mươi ba (2005)
Được tổ chức tại Philippines từ 27 tháng 11 đến 5 tháng 12, 2005. Đây là lần thứ ba Philippines đăng cai SEA Games, hai lần trước là vào các năm 1991 và 1981. Lễ khai mạc đầy màu sắc diễn ra tại quảng trường Quirino Grandstand ở thủ đô Manila. Đại hội có 43 môn thi đấu với 5.336 VĐV (3.213 nam, 2.159 nữ)
Biểu trưng của Đại hội lấy từ các loại mặt nạ hóa trang truyền thống của các nước Đông Nam Á. Nó thể hiện sự phong phú của các sắc thái văn hóa và tinh thần cởi mở và hiếu khách của người Filipin. Biểu tượng lấy cảm hứng từ Lễ hội Maskara tổ chức hằng năm tại Bacolod, một trong những địa điểm thi đấu của SEA Games lần này.
Linh vật của SEA Games lần này là loài đại bàng Filipin Gilas. Loài này là một trong những loài đại bàng lớn nhất thế giới với đặc trưng là một chùm lông lớn trên đầu. Đại bàng sẽ tượng trưng cho sức mạnh và niềm kiêu hãnh. Nó sẽ thể hiện tinh thần chiến thắng của tất cả các vận động viên tham gia. Gilas lấy tên từ các từ Maliksi, Malakas, Matalino, Angat, Matalas nghĩa là "năng động", "mạnh mẽ", "thông minh", "cao cả" và "sắc sảo" trong tiếng Filipino.
Lần đầu tiên trong lịch sử SEA Games lễ khai mạc đã được phá lệ diễn ra ở quảng trường chứ không phải trong sân vận động như truyền thống. Bà Gloria Arroyo, Tổng thống Philippines, sẽ tuyên bố khai mạc và chào mừng hơn 7.000 vận động viên và quan chức thể thao các nước tham gia Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 23.
Một điều đặc biệt là thủ lĩnh mặt trận Hồi giáo Moro, một trong những nhóm phiến quân tại Philippines, ông Hadji Murad, cùng các đại diện khác nhóm Hồi giáo ly khai khác, đã nhận lời tham dự buổi lễ này để thể hiện "thiện chí" hòa bình với chính phủ.
Sau lễ khai mạc, một màn pháo hoa rực rỡ đã thắp sáng bầu trời Manila.
Ở môn bóng đá, Đội tuyển U23 Việt Nam lúc bấy giờ vốn được xem là “thế hệ vàng 2” đã trải qua vòng loại bảng đầy thuyết phục khi thắng Singapore 2-1, Lào 8-2, Myanmar 1-0 và chỉ thua Indonesia 0-1 ở trận mang tính thủ tục. Với vị trí nhất bảng B, Việt Nam thắng Malaysia 2-1 ở trận tranh bán kết. Trong trận chung kết, lần thứ 8 đội Việt Nam gặp Thái Lan từ năm 1995 và một lần nữa về nhì sau người Thái khi thua 0-3. Ở trận tranh HCĐ, Malaysia thắng Indonesia 1-0.
Ở giải lần này, Việt Nam gây tai tiếng với vụ bán độ của các cầu thủ: Quốc Vượng, Văn Quyến, Hải Lâm, Bật Hiếu, Văn Trương, Phước Vĩnh, Quốc Anh trong trận thắng Myanmar 1-0 ở vòng bảng.
* Bảng thành tích của các nước tham gia:
1.Philippines 113HCV-84HCB-94HCĐ
2.Thái Lan 87-78-118
3.Việt Nam 71-68-89
4.Malaysia 61-50-64
5.Indonesia 49-79-89
6.Singapore 42-32-55
7.Myanmar 17-34-48
8.Lào 3-4-12
9.Brunei 1-2-2
10.Campuchia 0-3-9
11.Đông Timor 0-0-3
22, SEA Games lần thứ hai mươi tư (2007)
Được tổ chức ở thành phố Nakhon Ratchasima, Thái Lan từ ngày 6 tháng 12 đến 16 tháng 12 năm 2007.
Ủy ban Olympic Thái Lan đã lập kế hoạch tổ chức sự kiện sao cho trùng với lễ kỷ niệm ngày sinh thứ 80 của Vua Bhumibol Adulyadej. Đây là lần thứ sáu Thái Lan đăng cai tổ chức Đại hội thể thao Đông Nam Á, trước đó là vào các năm 1959, 1967, 1975, 1985 và 1995. Thực ra năm 2007 là năm đại hội sẽ phải được tổ chức ở Singapore theo thứ tự luân phiên các nước Đông Nam Á nhưng họ đã từ chối cơ hội đăng cai.
Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2007 gồm 43 môn thể thao, 485 bộ huy chương, cao nhất từ trước đến nay. Đại hội có sự tham gia của 5282 VĐV (3126 nam, 2156 nữ).
Linh vật của Sea Games 2007 là chú mèo CAN.
Tổng cộng có 16 kỷ lục ở môn điền kinh và 12 kỷ lục ở môn bơi lội được xác lập tại Sea Games lần này.
Ở môn bóng đá, bốc thăm vào bảng B vòng loại và Việt Nam đã xuất sắc giành vị trí nhất bảng khi thắng Malaysia 3-1, Lào 2-1 và thua Singapore 2-3. Tuy nhiên, phong độ không ổn định của Việt Nam đã gây thất vọng ở trận bán kết khi thua Myanmar ở loạt sút luân lưu rồi trắng tay rời SEA Games với trận thua 0-5 trước Singapore trong trận tranh Huy chương Đồng. Thái Lan lần thứ 8 lên ngôi ở khu vực khi thắng Myanmar 2-0
* Bảng thành tích của các nước tham gia:
1.Thái Lan: 183HCV-123HCB-102HCĐ
2.Malaysia: 68-52-96
3.Việt Nam: 64-58-82
4.Indonesia: 56-64-83
5.Singapore: 43-43-41
6.Philippines: 41-91-96
7.Myanma: 14-26-47
8.Lào: 5-7-32
9.Campuchia: 2-5-11
10.Brunei: 1-1-4
11.Đông Timor: 0-0-0
25, SEA Games lần thứ hai mươi lăm (2009)
Được tổ chức ở thủ đô Vientiane của Lào. Đây là lần đầu tiên Lào đăng cai một Đại hội thể thao Đông Nam Á. Thủ đô Vientiane, thành phố Luang Prabang và Savannakhet sẽ cùng đăng cai kỳ đại hội này. Do tài chính có hạn nên Lào chỉ tổ chức 25 môn thể thao, ít hơn 18 môn so với Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2007 tổ chức ở Nakhon Ratchasima, Thái Lan. Lào sẽ chi ra khoảng 50 triệu đô la Mỹ để xây khu liên hợp thể thao mới, trong đó có sân vận động chính với sức chứa 20.000 người. Đại hội này sẽ bắt đầu vào ngày 9 và kết thúc ngày 18 tháng 12 năm 2009.
Linh vật của kỳ đại hội này chú voi Champee và cô voi Champa
Ca khúc chính thức của Seagame 25 được công bố vào ngày 21 tháng 6 năm 2009. "The Spirit of the Flame" do Sam Intharaphithaksáng tác và trình bày đã được chọn là ca khúc chính thức của kì Seagame tại Lào. Sam sẽ là ca sĩ trình diễn bài hát này trong buổi lễ khai mạc diễn ra vào ngày 9 tháng 12 năm 2009 tại sân vận động quốc gia Lào.
Phần lời bài hát được viết bằng hai thứ tiếng Lào và tiếng Anh. Phần đầu bằng tiếng Lào, phấn sau bằng tiếng Anh.
Theo luân phiên thì những kỳ SEA Games tiếp theo sẽ được đăng cai tại những quốc gia sau:
Sea Games 26 - 2011: Indonesia.
Sea Games 27 - 2013: Singapore.
Sea Games 28 - 2015: Malaysia.
Sea Games 29 - 2017: Brunei.
Sea Games 30- 2019: Philippines.
Sea Games 31- 2021: Campuchia.
Sea Games 32- 2023: Việt Nam.
Mọi Thông tin hoặc tư vấn về sản phẩm Trống Trường Học quý khách vui long liên hệ
Văn phòng TP.HCM | Văn phòng Hà Nội |
2/18 Đoàn Thị Điểm - Q. Phú Nhuận
Điện Thoại : 0977234398
Website : http://trongtruonghoc.net
|
200C5 - Đại Kim - Hoàng Mai
Điện Thoại : 0977.234.398
Email : Bomtanviet@gmail.com
|
0 nhận xét:
Đăng nhận xét