Chủ Nhật, 3 tháng 8, 2014

Lịch sử và Truyền thuyết thời đại Hùng Vương

Lịch sử và Truyền thuyết thời đại Hùng Vương


Câu hỏi ĐVĐH [và câu trả lời]:

1.  Câu hỏi thứ nhất gồm ba phần:  Có bao nhiêu đời vua Hùng Vương, họ là gì?  Xin cho biết hiệu vị vua Hùng đầu tiên?

Có 18 đời Hùng Vương, từ Hùng Vương thứ nhất đến Hùng Vương thứ 18. Dòng họ Hồng Bàng.
Vị vua Hùng đầu tiên là Hùng Lang, nối ngôi Lạc Long Quân, lấy hiệu là Hùng Quốc Vương.
Giải thích thêm:  Dòng vua đầu tiên (Hồng Bàng) của Việt Nam gồm 20 đời:  Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân, và 18 đời Hùng Vương (thứ 1 đến thứ 18).


2.  Gồm hai phần: theo truyền thuyết, Lạc Long Quân là con trưởng của ai?   Lạc Long Quân lấy ai làm vợ?

Lạc Long Quân, tên Sùng Lãm, là con trưởng của Kinh Dương Vương (tên Lộc Tục, con vua Đế
 Minh) và Long Nữ (con gái vua Động Đình.) Lạc Long Quân lấy bà Âu Cơ làm vợ.

>>>nghi thức đội tntp hồ chí minh mới nhất


3.  Vị vua đầu tiên của nước Việt Nam là ai?  và lên ngôi năm nào?  Vua đặt tên nước là gì?
Vị vua đầu tiên của nước Việt xưa là Kinh Dương Vương. Vua lên ngôi năm 2879 trước công nguyên (2879 B.C.) Vua đặt tên nước là Xích Quỷ.

Giải thích thêm:
 Nước Xích Quỷ rất lớn, gồm 1/2 nước Tàu phía nam sông Dương Tử và miền Bắc Việt ngày nay.

4.  Xin cho biết vì sao người Việt gọi mình là "Con Rồng Cháu Tiên"?

Theo truyền thuyết, Lạc Long Quân  vốn con cháu thủy thần, và vợ ông là bà Âu Cơ vốn nòi giống tiên.

Giải thích thêm:

Nguồn gốc TIÊN:  Vua Đế Minh đi tuần thú phương nam, tới miền núi Ngũ Lĩnh, lấy Vụ TIÊN Nữ, sinh ra Lộc Tục. Sau Lộc Tục lên làm vua phương nam, tức Kinh Dương Vương.
 Nguồn gốc RỒNG:  Kinh Dương Vương lấy con gái Động Đình Quân là Long Nữ (RỒNG).

5.  Xin cho biết những (ít nhất 3) nghề nghiệp chính của dân Việt vào thời này?

Dân chúng thời Hùng Vương thạo:
 nghề bắt cá, chài lưới (điển hình bằng tục vẽ mình), nghề nông (truyện bánh chưng, bánh dày, dưa hấu), nghề luyện kim (truyện Phù Đổng Thiên Vương, di tích trống đồng), và nghề buôn bán (truyện Chử Đồng Tử, An Tiêm)

6.  Cho biết Sự Tích Trầu Cau xảy ra vào đời vua Hùng thứ mấy?  Cho biết những nhân vật chính?

Sự Tích Trầu Cau xảy ra vào đời vua Hùng thứ 3.
 Những nhân vật chính gồm: hai anh em Cao Tân và Cao Lang, người vợ, và vua Hùng.

7.  Cho biết ý nghĩa chính của Sự Tích Trầu Cau?  Ngày nay ta vẫn dùng trầu cau trong dịp nào?

Nói lên tình gia tộc: tình chồng vợ, tình anh em tràn đầy của người Việt đã có từ thời xa xưa. Ngày nay ta vẫn có tập quán dùng trầu cau trong mỗi dịp đám cưới hỏi.


8.  Theo truyền thuyết  câu chuyện Phù Đổng Thiên Vương xảy ra vào thời vua Hùng thứ mấy?
 Phù Đổng Thiên Vương sanh quán ở đâu?  và chống giặc nào?
Chuyện Phù Đổng Thiên Vương xảy ra vào thời vua Hùng thứ 6.
 Phù Đổng Thiên Vương sanh quán ở làng Phù Đổng (thuộc tỉnh Bắc Ninh). Phù Đổng Thiên Vương giúp vua Hùng đánh bại giặc Ân.

9.  Cho biết hai ý nghĩa chính của câu chuyện Phù Đổng Thiên Vương?

Ý chí kiên cường, bất khuất chống ngoại xâm của dân tộc Việt.
 Chuyện cũng cho thấy từ thời Hùng Vương, dân ta đã biết kỹ thuật luyện kim khí.

10. Vào các đời vua Hùng, con trai của vua được gọi là gì?  Con gái của vua được gọi là gi?

Con trai vua gọi là Quan Lang; con gái vua gọi là Mị Nương.


11. Em hãy cho biết đến năm nay là năm thứ mấy kể từ năm vua Hùng dựng nước Văn Lang?

Gần 5000 năm; năm nay (1997 A.D.) là năm thứ 4876.


12. Các em hãy cho biết vì sao chúng ta phải ghi nhớ ngày giỗ tổ Hùng Vương?  Xin cho biết ba lý do chính?



13. Nước ta vào đời vua Hùng Vương đặt đô ở đâu?   Hiện nay có tên là gì?

Đóng đô ở Phong Châu.
 Hiện nay thuộc tỉnh Vĩnh Yên, Bắc Việt.

14. Họ Hồng Bàng mất nước năm nào?  và về tay ai?

Năm 258 B.C. bị An Dương Vương Thục Phán tiêu diệt lập ra nước Âu Lạc.


15. Theo truyền thuyết câu chuyện Sơn Tinh Thủy Tinh xảy ra vào đời vua Hùng thứ mấy?  Sơn
 Tinh còn có một tên gọi khác là gì?
Vào thời Hùng Vương thứ 18.
Sơn Tinh còn được gọi là thần núi Tản Viên.

16. Xin cho biết núi Tản Viên nằm ở đâu?
 Tản Viên, còn gọi là Ba Vì, ở tỉnh Sơn Tây, Bắc Việt

17. Xin cho biết 2 ý nghiã chính của câu chuyện Sơn Tinh Thủy Tinh?

Vua Hùng không con trai dẫn đến sự việc mất nước và
 để giải thích hiện tượng bão lụt hằng năm tại vùng núi Tản Viên

18. Câu chuyện bánh chưng bánh dầy xảy ra vào đời vua Hùng thứ mấy?  Cho biết hai nhân vật chính trong câu chuyện bánh chưng bánh dầy?

Vào thời Hùng Vương thứ 6. Hoàng tử Tiết Liêu và vua Hùng.


19. Cho biết ý nghĩa về vật liệu  và hình thể của bánh chưng, bánh dầy?

Vật liệu chính là gạo nếp, thức ăn quý của người Việt qua nhiều đời. Bánh chưng hình vuông, tường hình mặt đất.
 Bánh dầy hình tròn, tượng hình vòm trời.

20. Cho biết hai lý do vì sao hằng năm Tết đến chúng ta đều thấy dân Việt làm bánh chưng, bánh dầy?  Có nên hay không nên giữ truyền thống này?

Công ơn tổ tiên cha mẹ ví như trời đất; nên mỗi Tết đến chúng ta làm bánh chưng và bánh dầy cúng tổ tiên để tỏ lòng hiếu thảo.


21. Phù Đổng Thiên Vương bay lên trời ở đâu?  Nay còn những dấu vết gì?

Thiên vương cưỡi ngựa bay lên Sóc Sơn (gần làng Vũ Linh, huyện Kim Hoa).
 Ngày nay còn vùng này còn loại tre đằng ngà, đá ong, và người ta còn truyền tụng thấy vết chân ngựa của ngài in sâu thành ao chuôm quanh vùng Sóc Sơn.

22. Cho biết tên các nhân vật chính trong sự tích "Chữ Đồng Tử" và ý nghĩa của câu chuyện này?

Nhân vật:  Chữ Đồng Tử, Tiên Dung Mị Nương, và vua Hùng thứ 3.
 Ý nghĩa câu chuyện:  Người con hiếu thảo sẽ được điều lành; Tình yêu vượt được giai cấp đưa đến tự do hôn nhân; và tinh thần tự lực cánh sinh.  Ngoài ra câu chuyện cũng dẫn chứng về sự phát triển thương mại từ thời Hùng Vương.

23. Cho biết vì sao người Việt thuở xưa có tục vẽ mình?  Các em nghĩ sao về tục lệ vẽ mình? (Chúng ta nên hay không nên giữ gìn tục lệ này)?

Ngày xưa người dân Việt đi bắt cá hay bị thuồng luồng, thủy quái làm hại.  Vua Hùng chỉ dân vẽ
 mình trước khi lặn xuống nước để thủy quái lầm là đồng loại, không sát hại.Ngoài ra tục vẽ mình còn được giữ đến đời nhà Trần vì, trong thời gian Bắc thuộc bị Tàu cai trị, dân Việt chứng tỏ tinh thần bất khuất, không bị đồng hóa thành người Tàu.  (Tục này cùng với tục nhuộm răng chỉ dân Việt có tại vùng này.)

24. Cho biết quan văn, quan võ thời các vua Hùng Vương được gọi là gì?

Quan văn gọi là Lạc Hầu, quan võ gọi là Lạc Tướng, các quan nhỏ gọi là Bố Chính.


25. Cho biết về địa lý nước Văn Lang đời Hùng Vương?

Nước Văn Lang gồm miền châu thổ sông Hồng (Bắc Việt), châu thổ sông Mã và sông Chu (vùng
 Thanh Hóa), trải dài đến khoảng vùng Quảng Bình (Trung Việt).

26. Đời Hùng Vương các vua, quan coi việc nước được đời cha truyền con nối, cho biết tục lệ này
 được gọi là gì?
Tục lệ thế lập này được gọi là Phụ chấp.


27. Cho biết từ "Bách Việt" nghĩa là gì?  Nêu một sự tích liên quan đến hai chữ "Bách Việt"?

Bách có nghĩa là 100.  Bách Việt có nghĩa là 100 sắc dân Việt cùng nguồn gốc với nhau theo sự tích "Một mẹ trăm con":  Lạc Long Quân lấy bà Âu Cơ sinh ra 100 người con; con trưởng thành Hùng Vương thứ nhất.


28. Cho biết tên nhân vật chánh trong sự tích trái dưa hấu (đỏ)? và ý nghĩa của câu chuyện này?

Nhân vật chánh là An Tiêm, con nuôi của Hùng Vương thứ 6.
 Câu chuyện nói lên tinh thần tự lập, tự lực cánh sinh.  Ngoài ra câu chuyện cũng dẫn chứng về sự phát triển thương mại từ thời Hùng Vương.

29. Họ Hồng Bàng kéo dài tất cả được khoảng bao nhiêu năm?

Họ Hồng Bàng kéo dài được tất cả 2622 năm (2879 B.C. - 258 B.C.)


30. Dân Việt chọn ngày nào để giổ tổ Hùng Vương?

Ngày 10 tháng 3  Âm lịch hằng năm



Mọi Thông tin hoặc tư vấn về sản phẩm Trống Trường Học  quý khách vui long liên hệ
Văn phòng TP.HCM Văn phòng Hà Nội

2/18 Đoàn Thị Điểm - Q. Phú Nhuận

Điện Thoại : 0977234398

200C5 - Đại Kim - Hoàng Mai 

Điện Thoại : 0977.234.398

Email : Bomtanviet@gmail.com


0 nhận xét:

Đăng nhận xét